Hệ thống trạm thu phí đường bộ của Malaysia phải nói là khá tốt, cơ bản đã tự động hoá, có nghĩa là các trạm thu phí không dừng (ETC), rất thuận tiện cho người lái xe.
Hôm rồi mình sang Malaysia và đi qua nhiều trạm thu phí thấy họ xây dựng khá đẹp, rộng rãi, sạch sẽ, các phương tiện nhanh chóng qua trạm nên không bị kẹt xe.
Dự án đường cao tốc BOT đầu tiên của Malaysia được bắt đầu từ năm 1984, đó là đường North Klang đi qua eo biển Klang với chiều dài 8km và 4 làn đường. Con đường này mở ra sự thành công cho kinh tế – xã hội Malaysia ngay sau đó. Thời gian đi lại và vận chuyển hàng hoá được rút ngắn và tiết kiệm rất nhiều, là tiền đề để Chính phủ nước này tuyên bố từ năm 1986 tất cả các dự án đường cao tốc sẽ được xây dựng bằng hình thức BOT. Có nghĩa là ngay từ khi nước ta mới bắt đầu quyết định đổi mới (1986) thì họ đã phát triển và tập trung xây dựng kinh tế của đất nước.
Tuyến đường cao tốc Bắc – Nam của Malaysia được xây dựng trong vòng 9 năm (1985 – 1994), với tổng chiều dài là 870km, với 6 làn xe, thời gian di chuyển từ 15 tiếng còn 8 tiếng và tổng mức đầu tư xây dựng là 3,192 tỷ USD. Điểm đặc biệt nhất của dự án này là đã hoàn thành trước thời hạn 15 tháng, số vốn bị đội lên chênh lệch không quá cao.
Thành công mà dự án BOT mang lại đối với cơ sở hạ thầng giao thông, trước hết là xuất phát từ sự minh bạch, công khai, quy định và chế tài rõ ràng trong hoạt động quản lý của Chính phủ.
Ngoài hệ thống pháp luật chặt chẽ, kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp đầu tư, thì Chính phủ Maylaysia còn ban hành Luật Tiếp nhận đường bộ, để đảm bảo khung pháp lý và cho phép các doanh nghiệp có thể chuyển nhượng đường cao tốc…
Tuyến đường cao tốc Bắc – Nam của Maylaysia, do Công ty tư nhân PLUS xây dựng và được phép thu phí trong vòng 48 năm. Năm 2011, Công ty PLUS đã bán lại cho công ty United Engineers Malaysia Sdn Bhd, dưới sự bảo vệ của pháp luật nước này.
Song song đó, Chính phủ Malaysia còn có các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp trước những rủi ro, bằng chính sách Quy chế đảm bảo doanh thu tối thiểu. Nếu doanh nghiệp thu phí BOT mà doanh thu thực tế thấp hơn dự kiến ban đầu, thì Chính phủ sẽ đứng ra bù lỗ. Có lẽ vấn đề này chỉ duy nhất Malaysia thực hiện.
Bên cạnh những ưu đãi cho nhà đầu tư tư nhân, Malaysia còn có biện pháp bảo vệ họ trước những rủi ro. Đặc biệt, trong các chính sách đó là Quy chế đảm bảo doanh thu tối thiểu. Quy chế này được áp dụng khi doanh thu dự kiến của toàn bộ dự án thấp hơn so với doanh thu thực tế. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ bù lỗ khi doanh nghiệp không thu hồi đủ vốn. Đây là điều mà 128 quốc gia khác làm BOT không áp dụng. Tất nhiên là họ có cách quản lý chặt chẽ, minh bạch để không phải doanh nghiệp kêu lỗ để Chính phủ bù lỗ.
Ngoài ra, để đáp ứng tình hình giá cả, nền kinh tế có sự biến động, việc thu phí BOT ngoài sự thống nhất giữa 2 bên, Chính phủ còn cho phép chủ đầu tư được quyền tăng mức phí khoảng 5% trong 3 năm. Nếu thu phí BOT tuyến đường cao tốc Bắc – Nam mà sau 48 năm doanh nghiệp chưa thu đủ vốn thì Chính phủ cam kết cho phép thu thêm 10 năm để hoàn vốn.
Kể từ khi công nghệ ETC được phổ biến tại đất nước này cho đến nay, nó đã giảm hơn nửa thời gian thu phí phương tiện. Các tài xế sẽ phải mua thẻ Smart Tag hoặc Touch n’ Go và nạp tiền vào thẻ để sử dụng. Khi có thẻ, tài xế có thể gắn thẻ lên kính phía trước hoặc cầm trên tay khi đi qua trạm không cần dừng xe. Trung bình, hệ thống Smart Tag có thể thu phí 750 xe/giờ, còn Touch n’ Go là 350-500 xe/giờ. Tại các trạm thu phí, lái xe chỉ cần quẹt thẻ để đi mở barie đi qua và số tiền sẽ tự động trực tiếp trừ vào tài khoản.
Trên dây là một số thông tin về hoạt động của trạm thu phí đường bộ của Malaysia mà mình nằm được, bạn nào có thông tin mới gửi cho mình bổ sung nhé.
>> Hành trình đi tàu từ Malaysia đến đảo Batam của Indonesia